Bài học 5

Các lớp văn bản đặc biệt cho các tạp chí, báo…

Nhiều tạp chí khoa học cung cấp các lớp văn bản cho cộng tác viên. Các lớp này thường thiết lập các định dạng cho giống với định dạng của tạp chí, mặc dù điều này có thể phụ thuộc vào font, kiểu chữ, v.v… Nếu có một lớp văn bản như vậy, thông thường nó được cung cấp trực tiếp bởi tòa soạn tạp chí, tuy nhiên cũng có một số lớp văn bản như vậy ở CTAN và các hệ thống TeX.

Các lớp văn bản cho trình chiếu

Một vùng cần khá nhiều sự quan tâm đặc biệt đó là việc viết các trình chiếu. Lớp slides được viết để làm các trình chiếu ‘cổ điển’, và nó không có hỗ trợ đặc biệt gì cho các trình chiếu trên màn hình. Hai lớp văn bản khác đã được phát triển để cung cấp nhiều tính năng hơn, và được dùng khá phổ biến: beamerpowerdot. Vì beamer có lẽ là lớp thông dụng hơn, ta sẽ xét một vì dụ cách hoạt động của nó:

\documentclass{beamer}
\usepackage[T1]{fontenc}
\begin{document}

\begin{frame}
  \frametitle{A first frame}
  Some text
\end{frame}

\begin{frame}
  \frametitle{A second frame}
  Different text
  \begin{itemize}
    \item<1-> First item
    \item<2-> Second item
  \end{itemize}
\end{frame}

\end{document}

Ví dụ này cho ta hai ý tưởng quan trọng. Đầu tiên, beamer chia một văn bản thành các ‘frame’, mỗi frame có thể tương ứng với nhiều hơn một slide. Thêm nữa, beamer còn thêm vào các cú pháp LaTeX bình thường một số thành phần để cho phép một phần của văn bản có thể hiện ra theo thứ tự. Đây là một tính năng rất mạnh nhưng nó khá phức tạp nên ta sẽ không xét nó ở đây. Bạn có thể xem bài viết này để đọc thêm.

Lớp văn bản cho hình ảnh

Đôi khi bạn cần phải tạo ra một hình ảnh (có thể có nhiều chữ trên đó) bằng LaTeX. Bạn không muốn có bất cứ thứ gì ngoài chính phần văn bản ở trên ‘trang’ của output. Cách đơn giản nhất để làm việc này là sử dụng lớp standalone. Nó tự thay đổi kích thước trang giấy theo nội dung văn bản.

\documentclass{standalone}
\usepackage[T1]{fontenc}
\begin{document}
A simple document: this will be a very small box!
\end{document}